MENU
PLG – Sau chục năm nằm trên giấy, Vành đai 3 và Vành đai 4 đang có động thái rục rịch khởi động, tạo bàn đạp cho thị trường 5 tỉnh bất động sản phía Nam “nóng” trở lại giữa bối cảnh Covid-19 lần thứ 4.
Công trình trọng điểm khu vực bất động sản phía nam cần ưu tiên triển khai
Vừa qua, UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị đẩy nhanh công tác đầu tư dự án đường Vành đai 4 đi ngang qua 5 tỉnh khu vực phía Nam gồm: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với mức đầu tư 100.000 tỷ đồng…
Cụ thể, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu các nội dung liên quan về dự án đường Vành đai 4, lên phương án tổng thể, phân kỳ đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng.
Song song đó, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ phận, ban ngành liên quan nghiên cứu phương án hỗ trợ thêm một phần vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 cho dự án này. Đồng thời phối hợp cùng UBND các tỉnh, thành có liên quan để nghiên cứu và lên phương án cũng như hình thức đầu tư sao cho phù hợp.
Các chuyên gia đánh giá
Các chuyên gia đánh giá, việc sớm triển khai đường Vành đai 4 sẽ giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, làm phát triển mạnh hệ thống giao thông, góp phần phát huy hiệu quả kết nối thuận tiện với các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với các cụm khu công nghiệp và cảng lớn như Hiệp Phước, Long An, Phú Mỹ, sân bay Long Thành, nhằm mục đích thúc đẩy các dịch vụ vận chuyển logistics, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, phát triển dịch vụ cảng. Thúc đẩy việc trao đổi giao tương ngày một tốt hơn.
Chi tiết quy hoạch
Theo quy hoạch, tuyến vành đai trọng điểm này có tổng chiều dài là 198 km, quy mô mặt cắt ngang từ 6-8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc, liên kết với nhiều trục giao thông chính trong khu vực có ảnh hưởng về kinh tế lớn như trục đường cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu….
Dự kiến, dự án sẽ chia thành 5 đoạn chính để triển khai gồm Phú Mỹ – Trảng Bom; Trảng Bom – Quốc lộ 13; Quốc lộ 13 – Quốc lộ 22; Quốc lộ 22 – Bến Lức và Bến Lức – Hiệp Phước.
Tại buổi làm việc với các bộ ngành, địa phương liên quan về dự án đường vành đai vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương phải tích cực vào cuộc, Vành đai 4 đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP cần phải làm sớm, không kéo dài đến năm 2030. Đây là một trong những động lực cũng như thời điểm thích hợp nhất để giúp tuyến đường huyết mạch này đẩy nhanh tiến độ trong thời gian sắp tới để nhanh chống đưa vào phục vụ công tác giao thông.
Tuyến đường Vành đai 4 dọc theo QL1A
Đã không làm thì thôi làm phaỉ cho đồng bộ
Không riêng gì Vành đai 4, mà tuyến Vành đai 3 trong thời gian qua cũng gặp nhiều vướng mắc chưa triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, đầu năm 2021, lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh liên quan đã có nhiều động thái tích cực nhằm tích cực triển khai nhanh chóng dự án này. Để phát triển mạnh hơn cho hạ tầng khu vực phía nam. Nhớ đó mà bất động sản phía nam cũng phát triển theo.
Theo đó, Bộ GTVT vừa có văn bản số 3102/BGTVT – KHĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường Vành đai 3 đi qua là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về phương án triển khai đầu tư dự án, để sớm triển khai dự án, khẩn trương trong công tác tạo động lực phát triển kinh tế vùng.
Đề xuất phương án cần thiết
UBND tỉnh Long An cũng vừa đề xuất Bộ GTVT phương án đầu tư tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Long An. Trong đó, tỉnh đề xuất cho phép doanh nghiệp tham gia đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án. Việc chủ động đưa ra các phương án cụ thể từ thành phố đến địa phương không chỉ giúp cho công trình có khả năng được triển khai nhanh chóng, gia tăng tính khả thi của dự án mà còn giúp hâm nóng thị trường Bất đông sản phía Nam bất chấp anh hưởng liên tục của đại dịch Covid.
Nhiều chuyên gia đánh giá, những tuyến đường giao thông mới, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ làm sôi nổi thị trường cục bộ tại những khu vực mà tuyến đường đi qua, kéo giãn sự tập trung dân số và hình thành nên những khu dân cư trẻ hiện đại cho ngoại thành, giảm áp lực giao thông cũng như công việc cho các thành phố lớn.